Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. “Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp?” luôn là sự quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra được kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả.
Nội dung bài viết
Quy trình 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển công ty. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Dưới đây là quy trình 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả mà các nhà quản trị cần nắm rõ.
Đánh giá văn hóa hiện tại của doanh nghiệp
Đây là bước quan trọng nhất trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Để định nghĩa và phân tích văn hóa hiện tại của doanh nghiệp, bạn cần xem xét những giá trị, tôn chỉ và quy tắc hiện có trong doanh nghiệp. Bạn có thể sử dụng các phương pháp như:
Khảo sát cán bộ nhân viên: Hãy thử làm một bài khảo sát nhân viên trong toàn công ty với những câu hỏi như bạn có hài lòng với văn hóa doanh nghiệp không? Bạn có đề xuất gì cho giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hay không?
Quan sát trực tiếp: Hãy âm thầm quan sát những hoạt động hàng ngày diễn ra xung quanh môi trường làm việc của bạn để xác nhận rằng doanh nghiệp của bạn có gặp một trong những vấn đề dưới đây hay không: Giao tiếp nội bộ kém, không có sự đoàn kết trong công việc, nỗi sợ hãi của các nhân viên, tật xấu của cán bộ nhân viên và cán bộ quản lý hay vi phạm quy định công ty…
Nếu doanh nghiệp đang gặp những vấn đề sau, công ty cần nhanh chóng lên phương án giải quyết ngay.
Tuyển dụng liên tục: Đây vừa là dấu hiệu của công tác quản lý nhân sự kém, vừa là dấu hiệu của việc nhân viên hài lòng và không gắn bó với doanh nghiệp mà nghỉ việc.
Các thói quen xấu của cả quản lý và nhân viên: Kỷ luật kém, hay đi làm trễ, hoàn thành deadline muộn, đến văn phòng đúng giờ nhưng bắt đầu làm việc muộn…
Giao tiếp nội bộ kém: Bạn bước chân vào văn phòng và nhận ra nơi làm việc của mình mọi người yên lặng, không cười đùa, không giao tiếp, hoàn toàn không có sự tương tác.
Quản lý và nhân viên là 2 nhóm tách biệt: Hiếm khi tương tác với nhau, nếu có thì cũng chỉ là giao tiếp một chiều.
Có nhiều cuộc trò chuyện và các biện pháp kỷ luật khi có những sai lầm, vi phạm – nhưng lại có rất ít sự công nhận và khen thưởng.
Mọi người không lên tiếng thảo luận về các ý tưởng trong cuộc họp, nhưng ngay lập tức phấn khởi bàn tán sau lưng khi kết thúc cuộc họp.
Nỗi sợ hãi có thể cảm nhận rõ ràng: Cửa phòng đóng sầm, mọi người im lặng khi sếp đi qua, tránh không muốn đi chung thang máy với sếp…
Xác định văn hóa doanh nghiệp lý tưởng
Trước khi bắt tay vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bạn cần xác định rõ ràng giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn theo đuổi. Sau khi tìm được giá trị cốt lõi bạn cần phải trả lời các câu hỏi như: Bạn có nghĩ về giá trị cốt lõi đó hàng ngày không?, Nó có thể tồn tại đến hết phần đời của doanh nghiệp hay không? Và doanh nghiệp có sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để bảo vệ giá trị cốt lõi đó không?.
Nếu bạn đang mông lung trong việc xác định giá trị cốt lõi cũng như văn hóa doanh nghiệp lý tưởng, hãy thử tham khảo 8 gốc rễ của văn hóa đặc trưng trên thế giới, được Harvard Business Review chỉ ra rất chi tiết. Đi kèm mỗi loại hình là phần trăm các doanh nghiệp xếp loại đó thuộc top quan trọng mà doanh nghiệp muốn văn hóa của mình hướng tới.
Quan tâm (caring-culture): 63%
Mục tiêu (purpose-cultural): 9%
Học tập (learning-culture): 7%
Tận hưởng (enjoyment-culture): 2%
Kết quả (results-culture): 89%
Chuyên chế (authority-culture): 4%
Trật tự (order-culture): 15%
Xác định các yếu tố làm nên văn hóa doanh nghiệp
Có 3 yếu tố cốt lõi tạo nên một nền văn hóa doanh nghiệp đó chính là: vai trò của người lãnh đạo, giá trị cốt lõi để thành công và những nhân sự phù hợp. Ba yếu tố này song hành, bổ trợ và liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên một văn hóa doanh nghiệp hoàn chỉnh.
Vai trò của người lãnh đạo: Người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Họ cần phải có tầm nhìn, tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm để đưa ra các quyết định và hướng dẫn cho nhân viên thực hiện các hoạt động trong doanh nghiệp.
Giá trị cốt lõi để thành công: Các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là những giá trị cơ bản mà doanh nghiệp tin tưởng và thực hiện trong hoạt động kinh doanh. Để đạt được sự thành công trong kinh doanh, các giá trị này cần được thực hiện một cách hiệu quả và liên tục.
Nhân sự phù hợp: Nhân sự phù hợp là yếu tố quan trọng khác để tạo nên văn hóa doanh nghiệp thành công. Bạn có thể xây dựng một đội tiên phong có năng lực ,sự cam kết và ảnh hưởng đến các nhóm còn lại để giúp doanh nghiệp có được một văn hóa đồng bộ.
Lên kế hoạch thực hiện
Bước 4 trong quy trình 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp là lên kế hoạch thực hiện các hoạt động để tạo dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Sau khi đã xác định các yếu tố quan trọng của văn hóa doanh nghiệp ở bước 3, bước này sẽ giúp công ty thực hiện các hoạt động cụ thể để đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp. Một số lưu ý trong việc lên kế hoạch thực hiện đó là:
Xác định mục tiêu cụ thể: Công ty cần xác định mục tiêu cụ thể cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp muốn tăng cường tinh thần đồng đội, cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả làm việc…
Đảm bảo sự tham gia của đội ngũ nhân viên: Để thành công, văn hóa doanh nghiệp cần được thực hiện bởi toàn bộ đội ngũ nhân viên. Do đó, công ty cần đảm bảo rằng mọi nhân viên đều được tham gia và đồng thuận với kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Xây dựng các chương trình đào tạo và huấn luyện: Để đảm bảo nhân viên hiểu rõ và thực hiện các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, công ty cần xây dựng các chương trình đào tạo và huấn luyện phù hợp.
Tạo ra các hoạt động thường xuyên: Để duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp, công ty cần tạo ra các hoạt động thường xuyên để động viên và khuyến khích nhân viên thực hiện các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Đánh giá và đối chiếu kết quả: Công ty cần đánh giá và đối chiếu kết quả thực hiện các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp với mục tiêu đã đặt ra. Từ đó, ban lãnh đạo sẽ điều chỉnh và cải thiện các hoạt động trong tương lai.
Thực hiện các hoạt động theo từng giai đoạn: Công ty cần lên kế hoạch thực hiện các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo từng giai đoạn nhưng phải đảm bảo sự đồng bộ trong hoạt động của công ty.
Bắt tay vào thực hiện
Ngay sau khi lên kế hoạch cụ thể cho công cuộc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các nhà quản trị cần khẩn trương tiến hành thực hiện văn hóa doanh nghiệp và bao phủ đến toàn thể cán bộ nhân viên toàn bộ máy.
Thành lập phòng ban phụ trách văn hóa doanh nghiệp: Thành lập một phòng ban phụ trách văn hóa doanh nghiệp để quản lý và thực hiện các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Phòng ban này cần có nhân sự có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo hiệu quả của các hoạt động.
Truyền thông văn hóa doanh nghiệp đến toàn bộ nhân viên: Công ty cần truyền thông văn hóa doanh nghiệp đến toàn bộ nhân viên thông qua các cuộc họp, email, bài viết trên website, poster, banner, v.v. để giúp nhân viên hiểu rõ và thực hiện các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Ổn định và phát triển văn hóa: Để ổn định và phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nên thông qua các hoạt động như đánh giá định kỳ, đào tạo, huấn luyện, tạo ra các hoạt động đồng thời để thúc đẩy và duy trì văn hóa doanh nghiệp.
Đo lường hiệu quả và cải tiến liên tục
Tương tự như KPI hay các chỉ số khác, văn hóa doanh nghiệp nên được đánh giá kỹ càng bởi các nhà quản lý. Có rất nhiều cách để đánh giá tính hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên phổ biến và dễ dàng nhất chính là làm khảo sát và đo lường bằng các chỉ số.
Khảo sát: Hàng năm các nhà quản trị cần mở các cuộc khảo sát qua điền đơn hoặc Email để tạo cơ hội để nhân viên đánh giá về các giá trị cốt lõi của công ty, xem rằng chúng có phù hợp với hoạt động hàng ngày không, từ đó điều chỉnh cho phù hợp cũng như định hình lại văn hóa theo sự hài lòng của nhân viên.
Đo lường bằng các chỉ số: Chúng ta đang sống trong thời đại data-driven, hiệu quả của xây dựng văn hóa doanh nghiệp có thể diễn đạt dưới dạng thông tin và các con số. Điển hình nhất là 3 loại chỉ số KPI sau thể hiện rõ nhất tính hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp: Chỉ số Employee Turnover Rate (ETR) – Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc; Employee Net Promoter Scores (eNPS) – Chỉ số đo lường sự gắn kết của nhân viên; Employee Satisfaction Index (ESI) – Chỉ số hài lòng của nhân viên.
=> Lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp là bước đầu tiên quan trọng trong việc thay đổi và cải thiện môi trường làm việc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp cần bắt tay vào thực hiện ngay sau khi lên kế hoạch. Việc thực hiện sẽ giúp tạo đà và tăng tính thiết thực của kế hoạch, đồng thời giúp nhân viên và lãnh đạo có cơ hội trực tiếp tham gia và đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cốt tử tạo nên sự trường tồn cho tổ chức, nhưng không phải nhà quản trị nào cũng có thể xây dựng một văn hóa doanh nghiệp phù hợp ngay từ đầu. Với khóa học Thiết kế, tổ chức và vận hành Chiến lược nhân sự doanh nghiệp của Trường doanh nhân HBR sẽ giúp các nhà quản trị hiểu sâu và có tư duy đúng đắn về Văn hóa doanh nghiệp.
Tóm lại, cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp muốn hướng tới. Nếu doanh nghiệp là máy tính, thì xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là hệ điều hành. Để doanh nghiệp phát triển bền vững và phát huy được tối đa các nguồn lực, vai trò tạo nên một doanh nghiệp đậm chất văn hóa riêng của các nhà quản trị là vô cùng to lớn.