Để đạt được doanh số cũng như các giá trị kỳ vọng cho doanh nghiệp của bạn, việc xây dựng được một mô hình văn hóa doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Vậy trên thương trường hiện nay có các mô hình văn hóa doanh nghiệp nào? Làm sao để lựa chọn được mô hình phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Cùng tìm hiểu dưới bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa là một khái niệm rất rộng, bao gồm các giá trị, quan điểm, thái độ, hành vi, và cách thức hoạt động của một tổ chức hoặc một cộng đồng.
Theo Edgar Schein – một trong những người đầu tiên nghiên cứu và phát triển khái niệm văn hóa doanh nghiệp vào những năm 1980: “Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, tín ngưỡng, quan niệm, thói quen, cách thức hoạt động và các mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ các kinh nghiệm, giá trị và thói quen được chia sẻ và truyền lại qua nhiều thế hệ trong tổ chức.
Mô hình văn hóa doanh nghiệp là hệ thống được thiết kế ra để giúp doanh nghiệp đạt được một mục tiêu kinh tế cụ thể, tương tự như của gia đình và quân đội.
Xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp là một quá trình phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư thời gian để xây dựng từng bước. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp bạn cần lưu ý các yếu tố sau.
1.1. Văn hóa của dân tộc
Văn hóa dân tộc có ảnh hưởng rất lớn lên văn hóa riêng của doanh nghiệp, đó chính là tinh thần tự lực tự cường, ý chí phấn đấu cho đến sự ưa chuộng hòa bình.
1.2. Tư tưởng người lãnh đạo
Những người lãnh đạo trong công ty có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Là người sẽ đưa ra các ý tưởng, tầm nhìn, sứ mệnh, niềm tin và các chính sách để tạo ra một môi trường làm việc năng động, sáng tạo và phát triển.
1.3. Văn hóa bên ngoài
Trào lưu xã hội, xu hướng hay văn hóa của các công ty bên ngoài chính là bắt nguồn của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa doanh nghiệp chính là văn hóa dân tộc, tư tưởng người lãnh đạo, văn hóa bên ngoài hay chính là tâm lý con người. Để tạo ra một mô hình văn hóa doanh nghiệp nơi tất cả mọi người đều vui vẻ, hòa đồng và phát triển là vô cùng khó đòi hỏi các nhà quản trị cần có chiến lược cũng như cách triển khai sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp.
2. Các mô hình doanh nghiệp tại Việt Nam
Có rất nhiều case study về các doanh nghiệp phát triển như vũ bão nhờ vào việc xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp gặp trở ngại lớn trong con đường phát triển vì không có một môi trường làm việc thúc đẩy năng suất nhân viên hiệu quả.
Để thành công trên thương trường, doanh nghiệp cần tìm ra hướng đi rõ ràng và mục tiêu cụ thể, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm từ những người đi trước để tạo ra con đường phù hợp với mình. Sau đây là 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp tiêu biểu mà các nhà quản trị có thể tham khảo và áp dụng cho hoạt động xây dựng văn hóa công ty.
2.1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình
1 – Đặc điểm
Ở các doanh nghiệp theo mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình, những nhân viên cốt cán, gắn bó lâu dài sẽ được tin tưởng, trao quyền và giữ vị trí quản lý trong doanh nghiệp. Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình có tính khép kín tương đối cao, gắn kết bởi sự trung thành của cá nhân. Ban lãnh đạo quan tâm đến những vấn đề như thăm hỏi người ốm trong gia đình nhân viên, chăm lo việc học hành của con em cán bộ… Nhân viên làm việc tận tụy, gắn bó để làm hài lòng ban lãnh đạo.
Tính khép kín của mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình thích hợp áp dụng cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và phổ biến ở các nước Á Đông.
2 – Ưu/ nhược điểm
Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình đem đến sự gắn kết giữa các thành viên trong một doanh nghiệp nhờ lòng trung thành và giá trị truyền thống trong doanh nghiệp.
Điều quan trọng là mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình thường tập trung vào việc phát triển mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty, tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người được đánh giá cao và động viên để đóng góp ý kiến và ý tưởng của mình. Nhân sự sẽ có cảm giác rằng họ được coi trọng và giá trị, đồng thời cũng được đào tạo và phát triển để đạt được mục tiêu cá nhân và của công ty.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, những giá trị này có thể kìm hãm sự sáng tạo và đè lên cái tôi cá nhân, không tạo được môi trường cạnh tranh để nhân sự phát triển. Ngoài ra, với việc trao quyền cho một số ít nhân viên lớn tuổi, có thời gian gắn bó với công ty lâu năm, cũng là một nguyên nhân khiến cho việc tiếp thu công nghệ mới bị hạn chế.
2.2. Mô hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo
1 – Đặc điểm
Mô hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo được coi là một trong những điển hình trong mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. Mô hình này đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Những người lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ định hướng với tư duy tiến bộ, sẵn sàng đương đầu với rủi ro.
Với mô hình này, nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được thỏa sức sáng tạo, tự do, không ngừng được học tập, đổi mới để phát huy năng lực bản thân với môi trường có tư duy tiến bộ nhiều sự cạnh tranh .
2 – Ưu/ nhược điểm
Mô hình văn hóa sáng tạo giúp cho doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng sáng tạo và đổi mới, nâng cao kiến thức cho nhân viên mà không bị ràng buộc bởi các quy trình là nét đặc trưng của loại hình văn hóa doanh nghiệp này.
Nhược điểm: Với môi trường có tính cạnh tranh cao, nhân viên dễ bị áp lực và thiếu tinh thần khi làm việc nhóm. Nếu không có kế hoạch truyền thông nội bộ, chế độ đãi ngộ và phúc lợi tốt mà áp dụng luôn mô hình sáng tạo có thể gây ra sự đứt gãy trong kết nối đội ngũ.
Với mô hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo sẽ phù hợp với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm là các dịch vụ như Marketing, Seo, Kế toán… Nguyên do là vì cấu trúc mô hình đơn giản, không bị áp lực hệ thống thứ bậc, ưu tiên sáng tạo và đổi mới. Đây cũng là lý do tại sao mô hình văn hóa sáng tạo được đánh giá là mô hình sẽ được phổ biến rộng trong tương lai gần.
2.3. Mô hình văn hóa doanh nghiệp thị trường
1 – Đặc điểm
Mô hình văn hóa doanh nghiệp thị trường đặt lợi nhuận của doanh nghiệp lên trên đầu. Chính vì thế, việc áp dụng mô hình văn hóa thị trường vào văn hóa doanh nghiệp sẽ ưu tiên kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp.
Thông thường, ngôn ngữ được sử dụng trong văn hóa thị trường xoay quanh việc đáp ứng hạn ngạch và đạt mục tiêu. Nó thu hút những người có tính cạnh tranh và muốn “chiến thắng”. Trong nền văn hóa thị trường, các nhà lãnh đạo luôn yêu cầu cao và mong đợi nhân viên làm việc tốt trong môi trường áp lực cao.
Khi doanh nghiệp sử dụng mô hình văn hóa thị trường, các nhân viên sẽ cố gắng hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất. Các nhân sự đều cần phải hiểu rõ vai trò, trách nghiệm của mình với công việc và tổ chức và cố gắng để đạt được mục tiêu đặt ra.
2 – Ưu/ nhược điểm
Với mô hình văn hóa doanh nghiệp thị trường nhân viên sẽ ưu tiên nhiệt tình với công việc nhờ vào không khí cạnh tranh và khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ tạo ra nhiều giá trị nhất cụ thể là tiền và các giá trị tương đương cho doanh nghiệp.
Do đặc thù là cạnh tranh nên các nhân viên luôn bị áp lực bởi sự “ thành công”, điều này có thể gây sự căng thẳng áp lực trong công việc, vì áp lực phải làm việc liên tục để đạt đủ KPI.
2.4. Mô hình văn hóa doanh nghiệp phân cấp thứ bậc
1 – Đặc điểm
Mô hình văn hóa doanh nghiệp phân cấp thứ bậc là mô hình văn hóa công ty vận hành theo thứ bậc và chức vụ trong công ty. Văn hóa thứ bậc được thể hiện rõ ràng qua việc áp dụng quy trình làm việc vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi việc trong doanh nghiệp đều được quản lý chặt chẽ bởi bộ máy doanh nghiệp, nhân viên tuân theo chỉ đạo của lãnh đạo. Đây là mô hình quản lý phổ biến ở cơ quan nhà nước, nhà máy, bệnh viện với nhiều cấp quản lý theo dõi và giám sát.
2 – Ưu/ nhược điểm
Mô hình văn hóa doanh nghiệp thứ bậc đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động với quy trình hoạt động thống nhất và hướng đến sự ổn định, phát triển cùng mục tiêu dài hạn, bền vững.
Mô hình văn hóa thứ bậc sẽ cản trở sự sáng tạo của nhân viên, hơn nữa nhiều việc sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để xử lý vì do phải thông qua nhiều cấp bậc trong tổ chức.
Đây là mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến ở các doanh nghiệp nhà nước như nhà máy, bệnh viện với nhiều cấp quản lý giám sát và theo dõi.
Khóa học cung cấp các kiến thức nền tảng về văn hóa Doanh nghiệp (từ vị trí, vai trò đến các cấp độ văn hóa), hiểu rõ các mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, ứng dụng thành thạo 10 công cụ quản trị văn hóa hiệu quả. Từ đó, chủ doanh nghiệp xây dựng nên bộ sản phẩm giá trị cốt lõi, chọn lựa mô hình phù hợp & ứng dụng vào quy trình xây dựng văn hóa cho chính doanh nghiệp.
Xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp có đóng góp rất lớn trong việc định hướng kinh doanh và tạo ra giá trị trong suốt quá trình hoạt động. Mong rằng với bài viết này các nhà quản trị sẽ tìm cho doanh nghiệp của mình một “kim chỉ nam” đúng đắn để đưa doanh nghiệp lên những tầm cao mới.