Đề cập tới vai trò của lãnh đạo, anh Tony Dzung – CEO Trường Doanh Nhân HBR khẳng định “Tầm lãnh đạo tới đâu – Tầm doanh nghiệp tới đó”. Một người lãnh đạo có tư duy đúng đắn về vai trò của mình mới có thể dẫn dắt đội nhóm chạm đến những cột mốc lớn. Vậy những vai trò ấy là gì, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng, thúc đẩy và củng cố hành vi của nhân viên để họ cùng nỗ lực vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Vai trò của lãnh đạo và quản lý không giống nhau, một người lãnh đạo không chỉ có vai trò điều hành các hoạt động hàng ngày của tổ chức, mà họ còn phải là người định hướng và truyền cảm hứng cho nhân viên.
Lãnh đạo là gì?
2. TOP 7 vai trò của lãnh đạo trong doanh nghiệp
Để trở thành một người lãnh đạo giỏi, bạn phải luôn nằm lòng nghĩa vụ và trách nhiệm mà mình đang nắm giữ. Trong đó, 7 vai trò của lãnh đạo trong doanh nghiệp dưới đây đóng vai trò then chốt mà bạn không thể bỏ qua.
2.1. Người định hướng
Một trong những vai trò quan trọng nhất của một lãnh đạo là trở thành người định hướng cho doanh nghiệp. Lãnh đạo phải đưa ra và truyền thông được tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức, sau đó tiến đến xây dựng nên một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ.
Trong quá trình hoạt động, văn hóa doanh nghiệp sẽ được biểu hiện qua hành vi và thói quen của nhân viên. Vì thế, khi lãnh đạo xây dựng được văn hóa doanh nghiệp đủ tốt sẽ tạo nên giá trị bền vững cho tất cả các bên liên quan. Muốn làm tốt vai trò này thì đòi hỏi người lãnh đạo cần có tầm nhìn, sự quyết đoán và nhạy bén.
2.2. Người làm gương
Vai trò của lãnh đạo tiếp theo là người làm gương. Lãnh đạo phải là người tiên phong và nghiêm túc hành động để theo đuổi văn hóa, sứ mệnh… của doanh nghiệp. Bởi muốn lãnh đạo được người khác thì trước hết người chủ cần phải lãnh đạo tốt bản thân.
Để làm được điều đó, người lãnh đạo hãy giữ cho mình tư duy và thói quen tích cực, đồng thời rèn luyện kỹ năng quản trị cảm xúc. Người lãnh đạo kỷ luật mới có thể xây dựng được một đội nhóm kỷ luật.
2.3. Người truyền cảm hứng tích cực
Jack Ma – tỷ phú người Trung Quốc, CEO Amazon từng nói rằng: “Nếu những hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác ước mơ nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều việc hơn và trở nên tốt đẹp hơn, bạn là một người lãnh đạo”. Câu nói này đã khẳng định, truyền cảm hứng tích cực cho người khác chính là vai trò của người lãnh đạo.
Khi nhân viên cảm nhận được tư duy và lối sống tích cực đến từ người dẫn dắt mình sẽ giúp họ có niềm tin vững chắc vào lãnh đạo cũng như tổ chức. Không chỉ vậy, người truyền được cảm hứng cho nhân viên liên tục phát triển và đổi mới tư duy sẽ góp phần tạo nên một đội nhóm mạnh hết mình cống hiến cho công ty.
Hãy nhớ rằng, người lãnh đạo chính là hiện thân của văn hóa một doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời đại số, người lãnh đạo có thể xây dựng cho mình một hình ảnh tích cực trên các nền tảng mạng xã hội sẽ mang đến hiệu quả truyền với nhân viên và đối tác.
2.4. Người đào tạo, huấn luyện
Vai trò của lãnh đạo còn là người đào tạo, huấn luyện nhân viên. Anh Tony Dzung – CEO Trường Doanh Nhân HBR từng chia sẻ rằng: “Mọi tầm nhìn đều là ảo ảnh nếu không có nhân sự thực thi” Chính vì thế, đào tạo được một tập thể mạnh chính là nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Nhưng đào tạo sao cho đúng người, đúng việc lại đòi hỏi khả năng quan sát, đánh giá và phân tích của người lãnh đạo. Người sếp cần nhìn nhận đúng khả năng của nhân sự và thấu hiểu những nhu cầu của họ để có chiến lược huấn luyện hiệu quả nhất.
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, việc nhân viên được đào tạo về kỹ năng mềm như quản lý thời gian, quản trị cảm xúc cũng cần được quan tâm. Lãnh đạo nên là người động viên, khuyến khích và giúp đỡ kịp thời để nhân viên có tâm lý thoải mái nhất khi làm việc.
2.5. Người kiểm soát tổ chức
Người kiểm soát tổ chức là vai trò của lãnh đạo tiếp theo được đề cập đến. Hai vấn đề chính mà người chủ cần quan tâm khi kiểm soát tổ chức là phân bố nguồn lực và điều hòa các mối quan hệ.
Người lãnh đạo cần sắp xếp nhân sự phù hợp với khối lượng công việc cũng như mức độ quan trọng của từng bộ phận. Sự phân bổ hiệu quả nguồn lực nội bộ sẽ giúp tối ưu hiệu quả công việc cho doanh nghiệp.
Nhưng như vậy là chưa đủ, người lãnh đạo còn cần gắn kết mối quan hệ trong tổ chức. Sự kết nối giữa các thành viên nói riêng và các bộ phận trong công ty nói chung sẽ tạo nên sự nhịp nhàng trong các khâu làm việc. Không chỉ vậy, mâu thuẫn nội bộ cũng vì vậy mà được hạn chế tối đa. Từ đó, tiến độ cũng như hiệu quả trong mỗi nhiệm vụ sẽ được cải thiện và nâng cao.
2.6. Người đại diện pháp lý cho doanh nghiệp
Người lãnh đạo luôn phải nhớ rằng mình chính là người đại diện pháp lý cho doanh nghiệp. Nói cách khác, vai trò của lãnh đạo là bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của đội nhóm trước pháp luật.
Để một công ty không vướng phải những vấn đề pháp lý, người lãnh đạo cần nắm rõ về hoạt động của công ty, để tránh những bê bối không đáng có. Bên cạnh đó, người chủ còn phải hiểu về pháp lý kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ, luật lao động…
2.7. Người giỏi tạo ra kết quả
Vai trò của lãnh đạo trong tổ chức còn là không ngừng tạo ra những kết quả tốt trong quá trình hoạt động. Một người lãnh đạo giỏi phải là người mang đến được những giá trị hữu hình cho doanh nghiệp như khách hàng, doanh thu… Đó là tiền đề để nhân viên tin tưởng, kính trọng và noi theo người lãnh đạo.
Muốn đạt được thành tựu như vậy, nhà lãnh đạo cần đặt ra những tiêu khắt khe về đầu ra cho nhân viên và cho chính bản thân. Khi đạt được kết quả, lãnh đạo lại phải tiếp tục điều chỉnh, nâng cao tiêu chuẩn để đội nhóm không ngừng đi lên. Vì thế, việc duy trì văn hóa học hỏi cho doanh nghiệp, để trở nên nhạy bén và linh hoạt trước mọi hoàn cảnh là vô cùng quan trọng.
3. Làm thế nào để trở thành người lãnh đạo giỏi, được kính trọng
Có phải cứ giỏi kỹ năng chuyên môn là sẽ thành người lãnh đạo giỏi? Trên thực tế, muốn trở thành một thủ lĩnh tài ba bạn cần nhiều thứ hơn như thế. Sau khi đã nắm rõ vai trò của lãnh đạo, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR khám cách cách để trở thành nhà lãnh đạo có tầm.
3.1. Rèn luyện kỹ năng tư duy chiến lược
Người có tư duy chiến lược tốt sẽ trở thành người định hướng giỏi – một trong những vai trò của lãnh đạo. Để hình thành một tư duy chiến lược tốt hãy kiên trì rèn luyện theo năm bước sau:
Bóc tách một vấn đề lớn thành các vấn đề nhỏ: Hãy chia nhỏ vấn đề theo các tiêu chí khác nhau, sau đó tập trung suy nghĩ về từng phần nhỏ đó.
Đặt ra các câu hỏi khi đứng trước một vấn đề: Khi có một vấn đề cần giải quyết, đừng ngay lập tức đi tìm câu trả lời, hãy đặt ra câu hỏi theo 5W1H (What, When, Why, Where, How) để hiểu được bản chất của vấn đề đó.
Xác định mục tiêu: Sau khi đó hiểu cặn kẽ vấn đề đó, hãy nghĩ xem rằng mục tiêu của mình khi giải quyết nó là gì.
Kiểm tra và phân bố nguồn lực: Sau khi biết được mục tiêu, người lãnh đạo cần biết trong tay mình có gì, thiếu hụt gì và phải phân bố nguồn lực ra sao để đến được đích.
Lên kế hoạch cụ thể: Vai trò của người lãnh đạo sẽ là lên kế hoạch, quản trị rủi ro để đạt được mục tiêu đã đề ra.
3.2. Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch
Lập kế hoạch, vai trò của lãnh đạo, quyết định đến sự thành bại không chỉ là của một dự án mà còn là của một doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn còn đang lúng túng khi xây dựng một kế hoạch, hãy rèn luyện bằng cách:
Tập lên kế hoạch theo từng mốc thời gian nhất định như kế hoạch theo ngày, theo tuần hay theo năm. Chia nhỏ mốc thời gian sẽ giúp kế hoạch bám sát với tình hình thực tế và không bị đi sai hướng.
Xác định mục tiêu cho kế hoạch theo mô hình SMART: Specific (cụ thể), Measurable (có thể đo lường được), Attainable (khả thi), Relevant (liên quan), Time based (có thời gian cụ thể).
Sau khi có mục tiêu hãy lên danh sách việc cần làm để đạt được mục tiêu đó theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất. Chú ý về thời gian hoàn thành từng công việc phải phù hợp.
Phân chia nhân sự phù hợp cho từng công việc và theo sát tiến độ.
Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh lại kế hoạch theo ngày/tuần/tháng
3.3. Rèn luyện kỹ năng truyền thông
Kỹ năng truyền thông đặc biệt quan trọng với lãnh đạo. Bởi truyền thông tốt người lãnh đạo mới có hình ảnh tích cực trong mắt nhân viên, nói cách khác, vai trò của lãnh đạo là làm gương sẽ được củng cố.
Để rèn luyện kỹ năng này người lãnh đạo cần học cách quan sát và lắng nghe. Điều này sẽ giúp bạn hiểu đối phương và chọn cách truyền tải thông điệp phù hợp nhất. Bên cạnh đó, hãy rèn tính chủ động trong truyền thông để không có tin đồn xấu, hay chia sẻ vòng vo gây mất thời gian.
3.4. Rèn luyện kỹ năng chuyên môn
Jim Rohn từng nói rằng “Nếu bạn muốn trở thành người lãnh đạo có thể thu hút những người tài ba, mấu chốt là chính mình trở thành một người tài ba”. Để làm tốt vai trò của lãnh đạo, kỹ năng chuyên môn sẽ là điều thiết yếu bạn cần nắm rõ và làm tốt.
Muốn cải thiện kỹ năng chuyên môn không có phương thức nào khác ngoài liên tục học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau. Học phải đi đôi với hành, hãy bắt tay vào hiện thực hóa những kiến thức trên sách vở để rút ra bài học, thay đổi và phát huy.
3.5. Rèn luyện kỹ năng giao quyền
Khi tổ chức ngày một lớn mạnh rất khó để một người lãnh đạo quản lý được toàn bộ doanh nghiệp. Vì thế, việc rèn luyện kỹ năng giao quyền cho nhân viên có năng lực là yếu tố quan trọng để người chủ duy trì vai trò lãnh đạo của mình.
Người lãnh đạo muốn giao quyền hiệu quả cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên để giao việc đúng người. Nhóm người nên được ủy quyền là nhóm người có năng lực chuyên môn và khả năng tự làm việc cao. Hãy nhớ rằng, người lãnh đạo vẫn cần nắm được tổng quan công việc, cập nhật kết quả ngay cả khi đã ủy quyền.
3.6. Rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin và năng lực tư duy
Để thể hiện tốt vai trò của lãnh đạo, người chủ cần không ngừng rèn luyện khả năng xử lý thông tin và năng lực tư duy. Để rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin, hãy chọn cho mình một phương pháp xử lý thông tin hiệu quả. Sau đó, hãy xử lý chúng theo quy trình tiếp nhận, sàng lọc và xử lý.
Để xử lý thông tin được trơn tru và chính xác thì năng lực tư duy đóng vai trò then chốt. Vì thế, ba tư duy mà bất kỳ người lãnh đạo nào cũng cần thông thạo là tư duy phân tích, tư duy ra quyết định và tư duy phản biện. Đọc sách và thực hành thật nhiều là cách nhanh nhất để năng lực tư duy của lãnh đạo phát triển.
3.7. Rèn luyện kỹ năng quản lý nhân sự
Thật khó để phủ nhận rằng kỹ năng quản lý nhân sự trong vai trò của lãnh đạo luôn nằm ở vị trí tối yếu. Một người lãnh đạo có kỹ năng quản trị yếu kém dễ dẫn tới sự rời rạc và tan rã của đội nhóm. Cách để rèn luyện kỹ năng nay bao gồm:
Tìm hiểu tài liệu về quản lý nhân sự qua Internet hay sách báo. Bạn cần liên tục cập nhật, tiếp thu và áp dụng kiến thức mới vào đội nhóm mình dẫn dắt.
Học cách lắng nghe, thấu hiểu nhân sự mình đang quản lý để có cách dẫn dắt hợp lý nhất.
Trau dồi các kỹ năng cần thiết trong quá trình quản lý nhân sự như: kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giải quyết vấn đề…
3.8. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu
Lắng nghe và thấu hiểu là tiền đề quan trọng để người làm chủ làm tốt vai trò của lãnh đạo. Kỹ năng này tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất lại ít người làm được. Vậy làm sao để bạn trở thành một lãnh đạo thực sự nghe và hiểu? Hãy rèn luyện bằng cách sau:
Tập trung lắng nghe ý kiến, phản hồi từ nhân viên một cách khách quan và chân thành nhất. Trong quá trình nghe, hãy thể hiện sự quan tâm của bạn qua ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể.
Phân tích và đánh giá: Sau khi nghe, hãy phân tích và đánh giá ý kiến đó chi tiết và cẩn thận. Người lãnh đạo cần chắt lọc và tiếp thu những ý kiến tích cực và loại bỏ phản hồi không thiện chí.
Phản hồi ý kiến: Sau khi phân tích hãy thực sự hành động để nhân viên thấy rằng ý kiến của họ thực sự được lắng nghe và thấu hiểu.
4. Kết luận
Như vậy, Nam Phong Group đã cùng quý chủ doanh nghiệp, các quản lý phòng ban tổ chức đi qua 7 vai trò của lãnh đạo cùng các kỹ năng quan trọng để trở thành người lãnh đạo giỏi. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nhận thức đầy đủ về vai trò then chốt của người lãnh đạo với sự thành bại của một doanh nghiệp.