BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? CÁCH BẢO HỘ NHÃN HIỆU CHO DOANH NGHIỆP

CÁCH BẢO HỘ NHÃN HIỆU CHO DOANH NGHIỆP

Thương hiệu chính là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp định hình và phát triển bền vững. Đăng ký bảo hộ thương hiệu là phương án hiệu quả nhằm bảo vệ doanh nghiệp. Vậy bảo hộ thương hiệu là gì? Làm sao để đăng ký bảo hộ thương hiệu đúng pháp luật? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

1. Bảo hộ thương hiệu là gì?

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu là thủ tục hành chính đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu.

Hiện nay, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà sẽ có những phương thức bảo hộ thương hiệu khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp bảo hộ nhãn hiệu, chủ doanh nghiệp có thể tham khảo như:

  • Đăng ký bảo hộ thương hiệu: Doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp đăng ký thương hiệu kinh doanh với cơ quan chính phủ hoặc cơ quan bảo hộ trí tuệ. Đăng ký thành công chủ doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu.

  • Đăng ký bằng sáng chế: Dành cho những sản phẩm dịch vụ/công nghệ được sáng chế độc quyền. Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp nên đăng ký bằng sáng chế để tránh những trường hợp bị đánh cắp bản quyền, làm giả mạo sản phẩm/công nghệ.

  • Đăng ký quyền tác giả: Để có thể đảm bảo quyền trí tuệ của các tác giả sách, tác phẩm nghệ thuật, nhà sáng lập phần mềm,… Đăng ký quyền tác giả giúp ngăn chặn việc giả mạo tên tuổi, sao chép bất hợp pháp.

  • Đăng ký sở hữu tên miền: Khi doanh nghiệp hoạt động trên môi trường mạng, cần phải đảm bảo quyền sở hữu tên miền đúng với thương hiệu. Đăng ký sở hữu tên miền nhằm ngăn chừa việc lạm dụng, sử dụng tên miền thương hiệu trái phép.

Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký bảo hộ thương hiệu

Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký và nộp đơn bảo hộ thương hiệu.

Trước khi làm giấy tờ đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp cần tra cứu sự trùng lặp của thương hiệu cần bảo hộ. Sau khi đã xác định thương hiệu của mình độc nhất, doanh nghiệp tiến hành thực hiện các bước sau.

  • Doanh nghiệp tiến hành khai thông tin liên quan và tiếp hành nộp tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu.

  • Doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

  • Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký thành công sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp số nhận đơn và ghi nhận ngày nộp đơn đăng ký. (Lưu ý: Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Cục xác nhận đơn hợp lệ).

Doanh nghiệp đăng ký và nộp đơn bảo hộ thương hiệu
Doanh nghiệp đăng ký và nộp đơn bảo hộ thương hiệu

Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức của đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá việc doanh nghiệp có tuân thủ theo những quy định về hình thức đối với đơn nộp hay không.

  • Nếu đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

  • Nếu đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu không hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn đăng ký. Trong đó Cục nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn của doanh nghiệp bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để doanh nghiệp có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu doanh nghiệp không làm theo yêu cầu thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Cục Sở trí tuệ hữu tiến hành công bố đơn đăng ký.

Khi đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp được đánh giá hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành công bố thông tin đơn tại Công báo sở hữu công nghiệp. Thời gian nhận được đơn công bố là trong vòng 02 tháng.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp.

Dựa trên các điều kiện bảo hộ thương hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá khả năng được bảo hộ của doanh nghiệp. Từ đó xác định phạm vị bảo hộ tương ứng.

Lưu ý: Thời gian thẩm định nội dung đơn từ 09 – 12 tháng. Nếu doanh nghiệp muốn sửa đổi các thông tin/bổ sung hồ sơ thì có thể yêu cầu. Thời hạn thẩm định sẽ tiếp tục kéo dài tương ứng với thời gian sửa đổi của doanh nghiệp.

Bước 5: Thông báo kết quả đăng ký bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp.

Sau thời gian thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ gửi thông báo kết quả đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đến các doanh nghiệp.

  • Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu về bảo hộ thương hiệu: Cục Sở hữu trí tuệ gửi thông báo về quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp.

  • Nếu doanh nghiệp đáp ứng được những yêu cầu về bảo hộ thương hiệu: Cục Sở hữu trí tuệ gửi thông báo cấp văn bằng bảo hộ cho doanh nghiệp.

Thông báo kết quả đăng ký bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp
Thông báo kết quả đăng ký bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp

Bước 6: Nộp lệ phí cấp bằng.

STT

Hình thức nộp

Lệ phí

Mô tả chi tiết

1

Trực tiếp

100.000 VND

Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ: 100.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

2

120.000 VND

Phí công bố đơn

3

120.000 VND

Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ

4

120.000 VND

Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ

5

180.000 VND

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

6

550.000 VND

Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ) (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

7

600.000 VND

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu

8

120.000 VND

Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:120.000 đồng (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm)

9

150.000 VND

Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn)

Bước 7: Cấp văn bằng bảo hộ.

Khi doanh nghiệp nhận được thông báo đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và được cấp văn bằng bảo hộ thì cần phải nộp phí/lệ phí đầy đủ, đúng hạn. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bài viết trên đây Nam Phong Group đã giải đáp chi tiết những thắc mắc của chủ doanh nghiệp về Bảo hộ thương hiệu là gì? Đồng thời cung cấp những thông tin hồ sơ, cách đăng ký và lệ phí khi đăng ký bảo hộ thương hiệu. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu đúng pháp luật để hưởng những lợi ý tốt nhé.

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0939 056 888
Zalo: 0939 056 888